Dân cư Tân_Kỳ

Dân số 133.300 người (2003) gồm các dân tộc Kinh, Thổ,Thái. 4,1% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Theo khảo sát nghiên cứu của các nhàkhảo cổ học người Pháp và các nhà khảo cổ học, sử học, dân tộc học, xã hội họcViệt Nam tại các di chỉ khảo cổ học ở Thẩm Ôm, Thẩm Bua (Quỳ Châu), Làng Vạc(Nghĩa Đàn), Đồng Trương (Hội Sơn, Anh Sơn), Lèn Chùa (Tân Kỳ),v.v… cách đâyhàng chục vạn năm trên vùng đất thuộc các huyện miền núi phía Tây Nghệ An nóichung, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ nói riêng đã xuất hiện các nhóm người tối cổ[1].Họ chính là chủ nhân tạo ra nền văn hóa bản địa từ thời kỳ đồ đá đến thời đạiđồ đồng, đồ sắt trên vùng rừng núi điệp trùng, hùng vĩ và rộng mênh mông này.Trong buổi đầu của bình minh lịch sử những bầy người nguyên thủy sống dựa vàocác hang động, mái đá, cuộc sống của họ dựa vào việc săn bắt hái lượm, khaithác các nguồn lợi sẵn có trong tự nhiên. Trải qua hàng vạn năm khai thác,chinh phục, cải tạo tự nhiên để sinh tồn, các tộc người tối cổ sống trên vùngđất này dần dần thoát khỏi đời sống săn bắt, hái lượm, chuyển sang săn bắn,trồng trọt và chăn nuôi. Họ rời khỏi hang động, mái đá đi xuôi dòng sông Lam vàcác nhánh sông phụ của con sông huyền thoại đứng hàng thứ ba trong hệ thốngsông của nước ta (sau sông Cửu Long và sông Hồng) về các huyện trung du, đồngbằng để sinh sống. Tại Bảo tàng tổng hợp Nghệ An, hiện đang trưng bày hàng ngànhiện vật từ thời đại đồ đá như các mảnh tước, rìu đá, cuốc đá, chày đá,… đếnrìu đồng, lưỡi dao găm bằng đồng, lưỡi cày đồng, trống đồng, thạp đồng,v.v…phát hiện được tại các di chỉ khảo cổ ở các huyện miền núi Nghệ An nói chung vàkhông ít hiện vật thời đại đá, thời đại đồ đồng tìm thấy ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳnói riêng, là minh chứng cho sự phát triển liên tục và bền vững của dòng vănhóa - văn minh bản địa mà tổ tiên xưa đã tạo nên cách ngày nay hàng chục vạn năm.

          Cũng có giả thiết cho rằng, so vớivùng đất Quỳ Châu - Quế Phong, vùng đất Tân Kỳ - Nghĩa Đàn dấu tích con ngườiđịnh cư muộn hơn và có thể phải đến giai đoạn đá muộn - sơ kỳ đồ đồng các nhómngười Việt cổ mới đến định cư tại đây? Từ kết quả nghiên cứu các hiện vật tìmthấy tại di chỉ Thẩm Ồm, Thẩm Bua, Đồng Trương, Làng Vạc, Lèn Chùa,v.v… củathời đại đá và thời đại đồ đồng các nhà khảo cổ học, dân tộc học và sử học đãthống nhất ý kiến khi khẳng định nền văn hóa - văn minh mà các tộc người đầutiên định cư trên vùng đất Nghĩa Đàn - Tân Kỳ nói riêng, miền núi phía Tây NghệAn nói chung tạo ra là hết sức phong phú, đa dạng và họ đã góp phần không nhỏvào công cuộc hình thành, bảo vệ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc từ thời Hùng Vương,An Dương Vương.

Trảibao thăng trầm biến đổi của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, thànhphần cư dân sinh sống lập nghiệp trên vùng đất Tân Kỳ ngày nay có nhiều thayđổi. Không ít người từ vùng đất Tân Kỳ di cư về các huyện đồng bằng hoặc đi đếncác huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Anh Sơn,… và cả các địa phương khác trong cả nướcsinh sống. Và cũng không ít người từ nhiều vùng miền khác đến định cư, lậpnghiệp trên vùng đất Tân Kỳ[2].

Quakhảo sát, đến nay, thành phần dân cư ở Tân Kỳ chủ yếu tập trung vào 3 dân tộclà: Kinh, Thái, Thổ. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm tới 82% dân số toàn huyện, cómặt ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Về nguồn gốc người Kinh sống ở Tân Kỳ,ngoài một số dòng họ như: Trần, Lê, Phạm, Phan, Nguyễn,v.v… định cư ở Tân Kỳ từ12 - 15 đời hoặc ít hơn là 8 - 10 đời theo phả tộc, còn có khá đông người Kinhtừ các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc,Hưng Nguyên,… đến định cư ở đây mới khoảng vài chục năm. Một số ít người Kinhtừ Thanh Hóa, Hà Tĩnh và một số tỉnh thành khác vì những lý do khác nhau cũngđến định cư ở Tân Kỳ trong khoảng nửa thế kỷ lại nay.

Ngoàicư dân bản địa, dòng người thuộc dân tộc Kinh đến định cư ở Tân Kỳ từ cuối thếkỷ XIX đến nay tập trung vào các giai đoạn chủ yếu sau đây:

-Sau khởi nghĩa Giáp Tuất của Trần Tấn và Đặng Như Mai năm 1874 và sau thất bạicủa phong trào Cần Vương chống Pháp (1885 - 1895), để tránh sự thảm sát củaPháp và triều đình, một số nghĩa quân tham gia khởi nghĩa Giáp Tuất, phong tràoCần Vương trên địa bàn các huyện Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương,Yên Thành,Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Diễn Châu,v.v… cùng gia đình của họ buộc phải rời bỏquê hương trốn lên định cư dọc đôi bờ sông Con, khu vực Lạt, Cừa,v.v… Con cháucủa những gia đình này có mối liên hệ khá bền chặt với anh em nội ngoại ở quêcũ. Một số họ đã phân nhánh và lập họ (Trung chi, hoặc Tiểu chi), hàng năm vàorằm tháng 10, rằm tháng 12, rằm tháng giêng, hay tết nguyên đán, anh em concháu thường tụ họp tại nhà thờ để thăm hỏi, chúc tết hoặc tiến hành nghi lễcúng tế tổ tiên. Số người này đã đến định cư ở Tân Kỳ hơn một thế kỷ.

          -Cùng với công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai được tư bản Pháp tiến hànhtrên phạm vi toàn Đông Dương, sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) kếtthúc, một số tập đoàn tư bản Pháp đổ vốn đầu tư vào khu vực Vinh - Bến Thủy,biến đây thành trung tâm công nghiệp - giao thông vận tải - thương mại lớn nhấtở vùng Bắc Trung Kỳ; một số điền chủ người Pháp cấu kết với bộ máy chính quyềnbao chiếm hàng vạn ha đất đai ở vùng Phủ Quỳ để làm đồn điền. Trại Lạt, TrạiCừa và vùng đất phù sa dọc sông Con nằm trong tầm mắt của các điền chủ ngườiPháp. Bằng nhiều thủ đoạn xảo quyệt các điền chủ người Pháp đã bao chiếm phầnlớn diện tích đất đai màu mỡ ở đây, thuê nhân công, phát cây, trồng ngô, lạc,đay, thầu dầu, cà phê, cao su,v.v… chăn nuôi gia súc như trâu, bò. Theo báo cáocủa Sở Công chính Trung Kỳ, đến năm 1928, riêng vùng đất Nghĩa Đàn có tới 10đồn điền lớn, chiếm tới 14.700ha[3].Trên vùng đất các xã Nghĩa Dũng, Nghĩa Hợp hiện nay có đồn điền của Gom be(Gombert).Vùng đất Tân Phú, Nghĩa Hoàn, Tân Long, Nghĩa Đồng có đồn điền củaPa pa Đa tô (Papa Zato). Giống như hệ thống đồn điền ở Phủ Quỳ, cuộc sống củacông nhân đồn điền ở đây hết sức cực khổ, bệnh tật, đói rét hoành hoành, nhiềungười bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc, nhiều người phải phiêu tán đi nơi khác.Sau khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các ông chủ đồn điền người Pháp ở Tân Kỳphải bán lại đồn điền này cho người khác. Đến cách mạng tháng 8 năm 1945,trên vùng đất Tân Kỳ ngày nay còn tồn tại hai đồn điền là Vực Rồng và ĐàoNguyên.

Sựxuất hiện ngày càng nhiều các đồn điền của các điền chủ người Pháp ở Phủ Quỳnói chung và vùng đất Tân Kỳ nói riêng trong những năm 20 - 30 của thế kỷ trướcđã kéo theo sự thay đổi về thành phần dân cư trên vùng đất này. Nhiều người từcác huyện miền xuôi của Nghệ An, lên định cư tại vùng đất Tân Kỳ. Cũng có mộtsố người từ tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ vào sinh sống lậpnghiệp tại đây. Tuy nhiên, số công nhân đồn điền này sống tập trung chủ yếu ởvùng Nghĩa Đàn, riêng ở Tân Kỳ số lượng không đông và chủ yếu cư trú ở khu vựcquanh các đồn điền.

          -Khi hòa bình lập lại, công cuộc tái thiết miền Bắc được thực hiện với nhịp độkhẩn trương. Ở nửa sau thập kỷ 50 và thập kỷ 60 của thế kỷ trước, theo tiến gọicủa Đảng, nhiều nam nữ thanh niên ở các huyện miền xuôi Nghệ An tình nguyện lênxây dựng vùng nông trường và kinh tế mới ở vùng Phủ Quỳ xưa, trong đó có TânKỳ. Các nông trường Tây Hiếu, Nông trường Đông Hiếu, nông trường Cờ Đỏ, nôngtrường sông Con, nông trường An Ngãi, v.v… dần dần được thành lập. Ngoài lựclượng thanh niên Nghệ An tình nguyện, trong số hàng vạn công nhân nông trường ởvùng đất Nghĩa Đàn - Tân Kỳ còn có một lực lượng đông đảo cán bộ, đảng viên vànhân dân miền Nam tập kết ra Bắc theo hiệp định Giơ ne vơ. Nông trường sôngCon, nông trường An Ngãi ra đời trong bối cảnh lịch sử miền Bắc gấp rút xâydựng HTX, hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 -1964). Ngoài ra, trênvùng đất Tân Kỳ ngày nay còn có một số lượng khá đông đảo nhân dân An Ngãi,nhân dân Vĩnh Linh, Cam Lộ, Do Linh,… ra sinh sống, lập nghiệp trong thời kỳkháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một lần nữa vùng đất Tân Kỳ - Nghĩa Đàn được bổsung một lực lượng dân cư khá đông đảo.

          - Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giảiphóng, thực hiện chủ trương phân bố lại dân cư của Đảng, Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh chủtrương đưa một số lượng lớn dân cư ở Nghệ An, Hà Tĩnh đi xây dựng vùng kinh tếmới ở Đắc Lắc và các huyện miền núi phía Tây Nghệ Tĩnh. Vùng đất Tân Kỳ là nơidừng chân của nhiều hộ gia đình ở Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, ThanhChương, Nam Đàn,v.v… Chỉ trong vòng khoảng 20 năm (1975 - 1995), dân số Tân Kỳtăng nhanh một phần do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao; kéo dài trong nhiều năm;một phần do di dân tự do.

             Từ năm 1995 đến nay, lực lượng didân tự do lên Tân Kỳ ngày càng ít. Dân số ở Tân Kỳ tăng chậm vì thực hiện chínhsách sinh đẻ có kế hoạch đạt được nhiều kết quả cao trong suốt nhiều năm. TânKỳ được coi là quê của muôn quê.

Từ khi chọn Tân Kỳ làm quê hương mới, những ngườidân sống ở đây dù ở Nam hay ở Bắc, dù ở các huyện miền xuôi Nghệ An hay dân bảnđịa đều đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, cần cù sáng tạo cùngchung tay góp sức xây dựng, bảo vệ quê hương.